
Trong 1 buổi livestream 3 tiếng đêm qua, 3.500 lượt xem, 523 bình luận hỏi rất nhiều thứ đại loại mình tóm gọn như sau:
“Anh ơi, em học cơ khí ra làm bảo trì được không? Làm thiết kế được không?”
“Em học cơ điện tử làm lập trình được không? Làm bán hàng được không?”
Câu trả lời của mình luôn là: “Được! Okie đó em làm đi em ngon đó.”
Rồi rốt cuộc, công việc nào cũng được sao? Nghe ông Hải Cơ Khí này nói chuyện kiểu ba phải dữ vậy ta. Rồi cuối cùng là được hay là hỏng được.
Được hay không phụ thuộc vào bản thân mình chứ không phải nghành chúng ta học

Thực ra, ở độ tuổi đó, mình cũng từng như các bạn, cũng hoang mang như vậy. Vì từ nhỏ, mình được đào tạo theo tư duy chỉ có hai phương án: một là đúng, hai là sai.
Hồi đi học, mình là đứa học rất chậm. Trên lớp, mình gần như không hiểu bài, nên luôn phải hỏi lại bạn bè. Ngày luyện thi đại học, mình học chung với ba bạn nữ, mỗi người kèm mình một môn: Toán, Lý, Hóa. Lên đại học, mình lại nhờ mấy thằng bạn học giỏi nhất khoa kèm cặp mới ra được trường.
Sau này, mình nhận ra lý do mình học chậm là do cơ chế tư duy của mình. Khi tiếp nhận một công thức mới, mình luôn suy nghĩ vì sao lại có công thức đó. Ví dụ, khi học diện tích hình chữ nhật, não mình sẽ tự sắp xếp các cạnh chiều rộng dọc theo chiều dài. Khi học tiếng Anh, mình có thể suy luận ra 12 thì chỉ nhờ hiểu quy luật của thì hiện tại đơn.
Nhờ vậy, khi đã học được điều gì, mình hiểu rất sâu và nhớ rất lâu, có thể là mãi mãi.
Đến năm 4 đại học, khi chuẩn bị ra trường đi làm, trong khóa mình có hơn 300 bạn, mỗi người lại chọn một con đường riêng:
– Một thằng bạn trong nhóm học chung đi Nhật làm việc theo diện kỹ sư. Một thằng khác là thủ khoa Cơ Khí Máy lại theo con đường học thuật, tiếp tục học lên Tiến sĩ rồi đến Giáo Sư ở Hàn Quốc. Khoảng 10% sinh viên khóa mình bỏ học vì theo không nổi, rồi đi làm những công việc không đúng chuyên ngành. Còn bản mình thì chọn làm thiết kế cho tập đoàn Danieli. (May có chổ cho đi làm chứ cũng apply nhiều cty rớt cũng nhiều) keke.
Sau 10 năm nhìn lại ai đúng ai sai
– Những bạn đi Nhật, có người mua được nhà, xe, nhưng cũng có người quay về Việt Nam xin việc với mức lương ngang mấy bạn có 2-3 năm kinh nghiệm ở Việt Nam.
– Một số bạn theo con đường học thuật, có người thành công, nhưng cũng có người bỏ dở giữa chừng. Họ không giỏi lý thuyết mà cũng không có kinh nghiệm thực tế, thu nhập khá bấp bênh.
– Những người bạn từng bỏ học những người mà ngày xưa mình xem thường lại có người mở công ty với doanh thu 100 tỷ/năm, quản lý 50 nhân sự.
Qua những câu chuyện thực tế đó, từ học Toán, học tiếng Anh, tốt nghiệp hay bỏ học, đi Nhật hay học Tiến sĩ… mình nhận ra rằng: mọi con đường đều có This có that. Thắng đời 1-0 hay thua đời 0-1 không phụ thuộc vào việc bạn chọn đúng hay sai 100% mà quan trọng là nó có phù hợp với bạn không, có phù hợp với hoàn cảnh tại thời điểm đó luôn á nha.
Vậy có cách gì để phù hợp, thích nghi và thành công 1 xíu không?
Chỉ có 1 con đường nhanh nhất để tìm thấy sự phù hợp là hãy đẩy nhanh tiến độ trải nghiệm bằng cách:
“Bán mình” cho tư bản.
“Bán mình” cho công việc.
Hoặc đơn giản hơn, bỏ tiền ra mua trải nghiệm từ người khác. Mua ở đâu thì anh em biết rồi đó hehe
Mình thấy 1 câu như thế này không biết đọc ở đâu hay nghe ai nói: Không có trải nghiệm nào là vô nghĩa. Dù ít hay nhiều, nó đều có giá trị khi bạn gặt hái được một chút thành công và ngồi ngẫm lại hành trình đã qua.
Cho những ai chưa biết thì mình đang có khóa học vẽ Inventor và Solidworks với quy trình chuẩn tập đoàn Danieli nha

Bài viết tâm huyết:
Xu thế AI trong công nghiệp: Cơ hội và thách thức cho kỹ sư tự động hóa